Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Không thể chấp nhận việc cản trở dự phiên toà!

-Không thể chấp nhận việc cản trở dự phiên toà!
(VnMedia)- Theo nhận định của luật sư, những hành động cản trở mong muốn dự phiên tòa công khai là không thể chấp nhận cần phải chấn chỉnh và có chế tài đối với hành vi cản trở việc dự khán phiên tòa công khai của người dân. 

Bộ Luật Tố tụng Dân sự tuy có quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự của tòa án nhưng lại không quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt của TAND cũng như về thủ tục xử phạt, mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm, thủ tục thi hành quyết định xử phạt... Do đó, các tòa án hầu như không xử phạt được trường hợp vi phạm nào.


Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự, những biện pháp đối với người vi phạm trật tự phiên tòa (Điều 198) trong đó có quy định chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền xử phạt người vi phạm trật tự phiên tòa. Trong đó, “người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo nhưng không làm đúng trách nhiệm của mình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự...” (khoản 2 Điều 94). Tuy nhiên, các quy định nêu trên mới chỉ quy định có tính nguyên tắc chung nhất, nếu không có văn bản pháp luật cụ thể hóa thì không thể thi hành được.

Ngày 22/12/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về "Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân". Tại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh quy định tại Mục đ Khoản 2 Điều 9 áp dụng với báo chí với một loạt câu hỏi: “Người ta đã có thẻ nhà báo to hơn giấy giới thiệu, xuất trình rồi cho vào, vậy thì tại sao lại còn hỏi giấy giới thiệu? Đã xuất trình thẻ rồi lại còn giấy giới thiệu nữa, có phải là thủ tục hành chính phiền hà không?”

Theo dự thảo Pháp lệnh, hành vi cản trở hoạt động tố tụng của toà án nhân dân là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật Tố tụng Hành chính, Bộ Luật Tố tụng Dân sự gây cản trở toà án nhân dân tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền của toà mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.

Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu cân nhắc kỹ về quy định người bị xử phạt còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như: Buộc rời khỏi phòng xử án; tạm giữ người; áp giải người vi phạm; tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm; khám người; khám đồ vật… Chủ tịch đề nghị quy định những nội dung này phải rõ ràng hơn.

Kết thúc phần thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định không thông qua Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân".

Dưới góc độ luật pháp cần nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Xét xử công khai! Thực sư công khai chưa? 

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, Hiến pháp quy định "Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”

Xét xử công khai, hiểu theo đúng nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền được biết, được theo dõi…Tòa án có nghĩa vụ tạo điều kiện cho mọi người dân muốn biết, muốn quan tâm, theo dõi có điều kiện được dự tòa, theo dõi phiên tòa… theo đúng quy định của pháp luật.

Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều phiên tòa khi tổ chức xét xử mang tiếng là công khai nhưng những người dân quan tâm, muốn được dự tòa, muốn được theo dõi diễn biến phiên tòa là điều không dễ dãng, các cấp xét xử thông qua lực lượng bảo vệ/công an tìm mọi cách ngăn cản, gây khó dễ, sách nhiễu cả với người nhà, người thân của bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn…. khi muốn tham dự phiên tòa và tự đặt ra nhiều thủ tục giấy tờ nhiêu khê để gây cản trở người muốn dự khán phiên tòa.

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm cũng nhấn mạnh rằng, việc người dân quan tâm đến một phiên tòa nào đó có nhiều tác động tích cực, thông qua theo dõi diễn biến phiên tòa, người dân có điều kiện tìm hiểu các quy định của pháp luật và là một kênh thông tin tuyên truyền pháp luật rất thiết thực. Những hành động cản trở mong muốn dự phiên tòa công khai là không thể chấp nhận cần phải chấn chỉnh và có chế tài đối với hành vi cản trở việc dự khán phiên tòa công khai của người dân.

Thẻ nhà báo sao lại phải cần giấy giới thiệu?

Theo luật sư Nguyễn Văn Kiệm, giấy giới thiệu là văn bản của một tổ chức xác nhận tư cách, vì trí công tác, chức năng nhiệm vụ, phạm vi, thời hạn, quyền hạn thực hiện công việc việc cụ thể khi liên hệ làm việc giữa cơ quan tổ chức này với cơ quan/tổ chức khác.

Đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tòa án, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính gồm: cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng trực tiếp để cản trở hoạt động tố tụng của tòa. Đối với mức phạt tiền, hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tòa án nhân dân là vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là 40.000.000 đồng. Trong đó phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa;

b) Người dưới 16 tuổi đã được nhắc nhở nhưng vẫn vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa;

c) Ăn uống, hút thuốc, mặc trang phục, sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án gây ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của Tòa án mặc dù đã được nhắc nhở;

d) Bị cáo đang bị tạm giam tiếp xúc với người bào chữa hoặc người khác mà không được phép của Chủ tọa phiên tòa.


>> 
Thời gian tối đa để kháng nghị giám đốc thẩm? >> Khi nào bị cáo được vắng mặt tại phiên tòa? 

 - Tòa xử công khai nhưng… kín!  Internet và cách mạng sắp đền ở Việt Nam?
TT - Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật hành chính đều có điều khoản quy định các phiên tòa được xét xử công khai, mọi công dân đều có quyền tham dự phiên tòa. Thế nhưng thực tế có những phiên tòa đóng kín cửa không lý do.

Hình ảnh thường thấy hằng ngày ở cổng TAND TP Hà Nội: người dân chờ đợi, năn nỉ bảo vệ cho vào tòa - Ảnh: Tâm Lụa


Hàng chục người dân tập trung trước cổng TAND TP Hà Nội (43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm) xin vào xem xét xử. Trước cổng tòa, hai bảo vệ của tòa án và 4-5 người mặc cảnh phục đứng chắn ngay lối vào. Họ kiểm tra rất gắt gao. Ai có giấy triệu tập của tòa mới được qua cổng. Đó là những hình ảnh diễn ra thường ngày ở TAND TP Hà Nội.
Một phụ nữ với gương mặt khắc khổ chen vào xin bảo vệ cho vào xem xét xử cháu ruột nhưng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Bà bị đẩy ra ngoài mặc dù đã hết lời năn nỉ rằng bà đã đi mấy trăm cây số giữa trời lạnh buốt từ 3g sáng mới tới được đây.
Trong tòa án, trước cửa phòng xử 104B, một người đàn ông đứng xin hai công an cho vào trong xem xét xử nhưng cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu. Năn nỉ mãi không được, người đàn ông văng tục, chửi bới ầm ĩ cả dãy hành lang. Khi đó lực lượng công an mới cho ông vào phòng.
Vi phạm pháp luật ngay tòa án
Qua được cổng bảo vệ chưa xong, trước cửa phòng xét xử luôn có nhiều công an đứng canh gác để kiểm tra giấy tờ của người đến xem xét xử. Mặc dù các phiên xét xử đều là các vụ án dân sự, hình sự bình thường, không phải các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia hoặc các vụ hiếp dâm mà bị hại yêu cầu xử kín, thế nhưng lực lượng bảo vệ vẫn cương quyết không cho người dân vào xem xét xử.
Ở TAND TP.HCM, việc người dân vào tòa xem xét xử dễ dàng hơn khi cánh cổng vào tòa luôn mở rộng. Nhưng ở tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM trên tầng 2, mọi việc có vẻ khó khăn hơn. Người đến đây đều phải xuất trình giấy tờ cho bảo vệ. Một số sinh viên luật đến dự phiên tòa để học tập, có chứng minh nhân dân nhưng không có giấy giới thiệu của trường cũng bị bảo vệ không cho vào.
Việc không cho người dân vào tòa xem xét xử không những vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, mà còn làm nảy sinh tiêu cực. Theo phản ảnh của một số người dân, ai có tiền cho lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội sẽ được vào tòa.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quốc Hội - thẩm phán, chánh văn phòng TAND TP Hà Nội - khẳng định lãnh đạo TAND TP Hà Nội chưa bao giờ cấm người dân vào xem xét xử mà chỉ hạn chế. Theo ông Hội, TAND TP Hà Nội đang sửa chữa trụ sở, diện tích chật chội, phòng xử nhỏ hẹp, mỗi phòng xử chỉ ngồi được 15-20 người nên phải hạn chế người dân vào xem. Việc hạn chế người ra vào tòa để “bảo vệ thẩm phán, viện kiểm sát và những người tiến hành tố tụng. Chúng tôi sợ một số đối tượng lưu manh côn đồ vào tòa án rồi lợi dụng ngủ lại để phá cơ sở vật chất, lấy cắp tài liệu hồ sơ...”.
Lý do ông chánh văn phòng TAND TP Hà Nội đưa ra là không thuyết phục vì ngay cả khi chưa sửa chữa trụ sở, TAND TP Hà Nội cũng kiểm soát rất gắt gao việc người dân vào xem xét xử. Vụ án được xử ở phòng lớn hay bé, phòng xử có còn chỗ hay không thì mỗi sáng lực lượng bảo vệ ở cổng TAND TP Hà Nội vẫn ngăn cản người dân vào tòa.
Trả lời về việc dân phải đưa tiền cho bảo vệ mới được vào tòa án, ông Hội cho biết: “Trước đây chúng tôi có nhận được đơn tố cáo của người dân về vấn đề này, qua xác minh cũng đã cho thôi việc một bảo vệ. Người dân bảo có đưa tiền, bảo vệ lại nói không nên rất khó xử lý. Chúng tôi đã đặt camera ở cổng tòa để theo dõi bảo vệ tiếp xúc với dân ra làm sao, có tiêu cực xảy ra hay không. Lãnh đạo TAND Hà Nội rất mong dân chụp ảnh, quay phim hay có những bằng chứng xác thực về việc bảo vệ nhận tiền, chúng tôi sẽ xử lý các trường hợp vi phạm”.
Đổi quyền hợp pháp của dân để lấy sự nhàn hạ?
Luật sư Ngô Ngọc Trai (Đoàn luật sư TP Nam Định) cho rằng một số tòa án không cho người dân vào xem xét xử lấy lý do “bảo vệ trật tự phiên tòa” là bao biện, không thuyết phục. Luật sư Trai cho biết: “Nhiều phiên tòa còn chỗ trống rất nhiều nhưng bảo vệ không cho dân vào xem. Trách nhiệm của lực lượng hỗ trợ tư pháp là giữ gìn trật tự phiên tòa, nhưng thay vì làm nhiệm vụ của mình thì họ cấm không cho dân vào phòng xử. Căn cứ điều 18 Bộ luật tố tụng hình sự, mọi người dân đều được quyền tham dự phiên tòa. Một người đi đường tránh mưa cũng có quyền tạt vào xem tòa hôm nay xử gì. Những hành vi ngăn cản người dân vào phòng xử nghe tòa xử án đều vi phạm pháp luật”.
Luật sư Ngô Ngọc Trai nói: “Luật tổ chức tòa án nhân dân điều 38 quy định: thẩm phán, hội thẩm phải tôn trọng nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Việc người dân tham dự phiên tòa chính là giám sát cán bộ tòa án tuân thủ, thực thi pháp luật. Đây cũng là một phương thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật sinh động”.
Luật sư Trai là người đã gửi bản kiến nghị tới chánh án TAND tối cao để phản ảnh về việc người dân bị ngăn trở khi đến xem xét xử, nhưng tới nay không nhận được phản hồi. Luật sư cho biết sắp tới sẽ tiếp tục gửi kiến nghị tới Quốc hội và Chủ tịch nước.
 - Tòa xử công khai nhưng… kín! (TT).

Internet và cách mạng sắp đền ở Việt Nam? Vietnam Is Poised for a Revolution, One Text Message at a Time (Huffington Post 16-1-13) -- Bài của Andrew Lam

-
Andrew Lam - Từng tin nhắn một, Việt Nam sẵn sàng cho một cuộc cách mạng


Lê Quốc Tuấn XCafeVN dịch Việt Ngữ
Không chỉ là dấu hiệu cho sự thịnh vượng gia tăng của quốc gia cộng sản, sự kiện này còn làm suy yếu sự độc quyền của nhà nước về thông tin.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã là một nhà sản xuất và xuất khẩu lớn điện thoại di động rẻ tiền. Trong năm 2010, đất nước này xuất khẩu 2,3 ​​tỷ USD giá trị các điện thoại. Hai năm sau, con số đó đã tăng lên đáng kể đến $ 8,63 tỷ USD, tăng 122% so với một năm trước đó.
Hiện nay với những chiếc điện thoại di động có sẵn chỉ với $ 20, người tiêu dùng thông thường đang mua được những chiếc điện thoại vốn chỉ có thể dành cho người nước ngoài.
Theo các số liệu thống kê mới nhất của TechniAsia, có đế145 điện thoại di động cho mỗi 100 người dân Việt vào năm 2012. Đối với một nước"có dân số hơn 90 triệu ", bản báo cáo cho biết thêm, điều ấy có nghĩa là "số điện thoại di động lên đến hơn 130 triệu chiếc".
Và người mua không giới hạn trong tầng lớp trung lưu. Mọi người mọi giới đều có điện thoại di động, từ trẻ em  tiểu học đến những người đạp xexích lô nghèo khổ. Tất nhiên cả các thanh thiếu niên nữa. Ngồi trên yên xe máy, người Việt trò chuyện trên điện thoại di động của mình trong khilạng lách nguy hiểm xuyên qua lưu lượng giao thông bằng một tay trên tay lái. Thậm chí họ còn không tắt điện thoại trong rạp chiếu bóng. Ở cácquán cà phê, nhà hàng, họ có một thói quen mất lịch sự khi vừa nói chuyện với bạn vừa nhìn xuống máy để kiểm tra và gửi tin nhắn.
Đấy là một khuynh hướng lo ngại đối với chính phủ tại Hà Nội, những người đang duy trì một bức tường lửa mạnh mẽ tương tự như ở Bắc Kinh.
Bởi vì ngoài chuyện tán gẫu hàng ngày, người Việt Nam đang ngày càng sử dụng các thiết bị cầm tay của mình vào các tài liệu và những chia sẻmà chính quyền không muốn công chúng biết đếnNhững việc làm sai trái của công an thường xuyên được tweet và chia xẻ trên trực tuyến.Những cuộc biểu tình chống công an ăn hối lộ, chính phủ trưng thu đất đai và ngay cả các cuộc biểu tình chống bành trướng Trung Quốc  Biển Đông, hiện đang được tổ chức bởi các điện thoại di động và được ghi hình lại bằng điện thoại di động.
Một trường hợp cụ thểnhà sư nổi tiếng thế giới Thích Nhất Hạnh, người từng sống lưu vong lâu năm ở Pháp, đã được cho phép về thăm quê hương của mình vào năm 2005 và ông đã quyết định xây dựng một tu viện. Mang tên Bát Nhã ở tỉnh Lâm Đồng, tu viện đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng và nhiều người trẻ đổ xô đến.
Nhưng lòng nhiệt thành ấy đã đe dọa chính quyền địa phương, vì họ lo sợ cho một phong cách Pháp Luân Công kiểu Việt Nam. Kết quả là đám lưu manh được chính phủ hỗ trợ đã tấn công tu viện trong tháng 10 năm 2009dẫn đến việc gây thương tích và bắt giữ các tu sĩ nam nữ, cuối cùng là việc phá hủy một tu viện và ký túc xá mới được xây dựng.
Trong khi hệ thống tin tức chính thống tại Việt Nam chỉ loan tải một ít thông tin về sự kiện này, chính các điện thoại di động đã loan tải các tin tức thông tin về biến cố ấy: Các nhân chứng đã quay phim, gửi tin nhắn cùng hình ảnh của vụ bắt giữ và phá hủy tu viện. Câu chuyện và các phimvideo đã chuyển đi khắp thế giới.
Việt Nam ra khỏi cuộc chiến tranh lạnh và di chuyển nhanh chóng mạnh mẽ vào thời đại của thông tin. Thủa trước, sở hữu một máy fax có thểkhiến bạn bị bắt. Khi phải thao tác và kiểm soát thông tin, chế độ cộng sản từng cai quản một cỗ máy hoàn hảo.
Nhưng không còn nữa. Việc truy cập Internet từ 200.000 người sử dụng trong năm 2000 lên đế30.802.000 người sử dụng vào năm 2012. Facebook mới bước vào đất nước năm ngoái đã nhanh chóng chiếm 10,5 triệu người sử dụng, hoặc gần 12% dân số.
 
 
"Tăng trưởng của Internet đang gây nguy hiểm cho chính phủ", Lê Quốc Quân, một luật sư, nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng quốc tế vốn có các blog phổ biến nhằm thúc đẩy đa đảng và nhân quyền, nói với Associated Press năm ngoái. "Mọi người thực sự có thể đọc tin tức Có một khát vọng dân chủ trong đất nước chúng tôiTuần trước, Việt Nam bị kết án 14 blogger và các nhà hoạt động dân chủ âm mưu lật đổ chính quyền, và một số đã bị kết án tù 13 năm. Không lâu sau cuộc phỏng vấn ấy, Quân cũng bị bắt.
 
 
Ngày càng nhiều người viết blog về sự thất vọng và tức giận của họ. Tuy nhiên, vẫn không rõ là  việc dân số nói chung có thực sự đói khát dân chủ và mong muốn một cuộc cách mạng hay không. Việt Nam là một xã hội công dân không có tổ chức đối lập, không có một giới lãnh đạo đủthuyết phục để có thể thách thức với thực trạng, và không có một cuộc bàn luận nghiêm túc về một đường hướng mới cho đất nướcQuá  nhiềucuộc thảo luận trực tuyến đã khiến Hà Nội gia tăng các cuộc bắt giữ và thuê các blogger để gây ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận trực tuyến.
Mặc dù đã có các thúc đẩy từ các các nhà hoạt động hàng đầu như Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quế, người từng đăng trực tuyến một lời kêu gọi những người trẻ tuổi sử dụng điện thoại di động của họ để thực hiện một cuộc "quét sạch chế độ độc tài Cộng sản" trước khi bị bắt vào năm 2011, khó có thể nói rằng những người thường dân xử dụng điện thoại di động nhận thức đượcông nghệ mới này như một công cụ tiềm năng cho một cuộc cách mạng còn được mang tên Mùa Xuân Ả Rập.
 
Tuy nhiên, điều rõ ràng là ngọn gió thay đổi đang thổi đến. Có một lòng bất mãn chung chống lại những bất công và tham nhũng, và công cụ truyền thông mới đã giúp người dân bày tỏCàng có nhiều thông tin hơn, người dân càng bồn chồn hiếu động hơn. Từng tin nhắn một qua điện thoại di động để chia sẻ và trao đổi thông tin trên quy mô cả nước, người dân Việt Nam đang làm cho cuộc cách mạng xảy ra.
Nguồn: The Asian Week



A case in point: The world-renowned venerable monk Thich Nhat Hanh, long exiled in France, was given permission to visit his homeland in 2005 and he decided to build a monastery. Called Bat Nha in Lam Dong province, the monastery grew quickly in fame and many young people flocked to it.
-- Phản ứng người trẻ hải ngoại về bản án của 14 thanh niên Công giáo và Tin lành (VOA). – Thông cáo báo chí số 2: Phản đối trước cộng đồng thế giới và nghiêm khắc lên án nhà cầm quyền CSVN kết án những thanh niên yêu nước (TNCG).- Công an Hà Nội vi phạm pháp luật: Ghép tội trốn thuế, bắt giam thai phụ (Chuacuuthe).
- Điếu Cày tố cáo sự phi pháp của phiên tòa (3)Những điều trông thấy mà đau đớn lòng (Chuacuuthe).
- Diễn biến trước phiên tòa xét xử côn đồ hành hung nông dân Văn Giang (Cầu Nhật Tân)
- Nhật ký mở lại (mở lần thứ 25): TỪ HIỆN TƯỢNG GERARD DEPARDIEU ĐẾN LÒNG YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH (Nhát sĩ Tô Hải). – Đức Thành: Xin nói thật với Đảng và Nhà nước (BoxitVN). – Góp ý sửa đổi hiến pháp: Những thay đổi về chính quyền địa phương (SGGP). – “Chúng tôi gặp khó trong việc quy định quyền hạn Chính phủ” (DT). – Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Phải dành một chương riêng về Đảng (ĐĐK).
- Bế mạc phiên họp thứ 14 Ủy ban TVQH khoá XIII: Thông qua Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm (ĐĐK). – Phải ra nghị quyết sau khi lấy phiếu tín nhiệm (TT). – Hà Nội kỷ luật 847 Đảng viên (Infonet). – Hà Nội: 2 khâu dễ tiêu cực trong thi công chức (TT).


- Đừng để dân oán hờn (LĐ).
- Việt Nam là quốc gia thiếu tự do về nhiều mặt (RFA)- Người đầu tiên chết tại đồn công an năm 2013 (RFA). .
- Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Dân số và sự giàu nghèo (RFA) - Trung Quốc bố trí 8 tập đoàn quân chủ lực bảo vệ Bắc Kinh (GDVN).
- Tòa án Nga bác bỏ kháng cáo của thành viên ban nhạc Pussy Riot (VOA).
- Tòa án nhân quyền Strasbourg xét xử vụ kiện bị phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo (HĐGM VN).

Tổng số lượt xem trang